Từ cuối 2015 đến nay ngành nuôi tôm của nước ta đã gặp phải không ít những trở ngại từ bệnh đường ruột trên tôm, bệnh này thì bùng phát mạnh nhất từ tháng 6 năm 2016 đến nay. Đường ruột tôm thẻ chân trắng Là bộ phận quan trọng nhất của tôm thẻ chân trắng và chúng có cấu tạo cơ thể rất đơn giản nên rất dễ mẫn cảm với các loại bệnh, đặc biệt các bệnh đường ruột trên tôm thẻ chân trắng ! Môi trường ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio phát tán nhanh và xâm nhập vào đường ruột, gây hoại tử thành ruột từ những vết thương do nhóm Gregarines tạo nên, làm xuất hiện các đốm trắng hay vàng nhạt trên thành ruột, dẫn đến bệnh phân trắng. Ngoài ra, bệnh đường ruột ở thẻ tôm chân trắng còn do tôm ăn phải các loại tảo độc trong ao, chúng tiết ra chất enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột không hấp thu thức ăn được, tôm bị bệnh. Khi mắc bệnh, tôm sẽ dạt vào bờ chết và cũng là giai đoạn sau cùng khó chữa trị, nếu khỏi thì cũng gây thiệt hại lớn, tôm có nguy cơ bị teo gan
Trong thời buổi hiện nay người nuôi tôm gặp rất nhiều vấn đề về bệnh trên tôm thẻ chân trắng trong số đó có bệnh cong thân dục cơ trên tôm, cong thân đục cơ trên tôm chia làm rất nhiều loại Cong thân đục do thiếu khoáng: nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do tôm nuôi bị sốc nhiệt và ao nuôi thiếu khoáng. Trong đó hiện tượng tôm bị sốc nhiệt khiến người nuôi rất khó phòng tránh khi thời tiết mưa nắng xen kẽ. Tình trạng xuất hiện trên tôm từ giai đoạn 20 đến 30 ngày tuổi. Phương pháp trị và phòng bệnh: Đó là bổ xung thêm vitamin C cho tôm, đánh khoáng và chọn loại khoáng chất lượng trên thị trường, liều dùng 1-2kg/ 1000m3 tùy vào mật độ thả tôm, trộn khoáng nước cho ăn 2 cữ trên một ngày với liều 3-5ml/kg thức ăn liên tục trong 3 ngày. Có điều kiện thì người dân trường xuyên kiểm tra nồng độ Ca, Mg và Kali trong nước sao cho nằm ở khoảng thích hợp. Cong thân đục cơ do virus và vi bào tử trùng trong trường hợp ày chúng ta phòng ngừa là chủ yếu Cong thân đục cơ có thể sả